Kiểu dáng công nghiệp là một trong những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp mà được nhiều đối tượng quan tâm khi xã hội ngày càng phát triển, thúc đẩy tối đa những sáng tạo trong đầu óc của con người. Nội dung bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích về đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Hãy tham khảo nội dung bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0908 308 123 để được LUẬT SƯ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Căn cứ theo quy định khoản 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về khái niệm kiểu dáng công nghiệp như sau: "Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp."
Theo đó, có thể thấy Luật Sở hữu trị tuệ 2022 đã sửa đổi khái niệm “kiểu dáng công nghiệp” bằng cách bổ sung thêm các cụm từ sau:
(i) hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp;
(ii) nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Việc bổ sung này chỉ giúp làm rõ hơn khái niệm kiểu dáng công nghiệp trong Luật Sở hữu trí tuệ mà không có sự thay đổi về mặt bản chất quy định về kiểu dáng công nghiệp trước đây.
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, có tính mới: Theo khoản 1 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì điều kiện về tính mới của kiểu dáng công nghiệp thể hiện qua hai yêu cầu: (i) có sự khác biệt đáng kể; (ii) chưa bị bộc lộ công khai. Kiểu dáng công nghiệp đợc coi là khác biệt đáng kể so với kiểu dáng công nghiệp khác khi có những đặc điểm tạo dáng dễ nhận biết, ghi nhớ và dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp với nhau. Kiểu dáng công nghiệp bị coi là chưa bộc lộ công khai nếu chưa được bộc lộ dưới hình thức sử dụng nhất định hoặc bất ký hình thức nào hoặc chỉ một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng đó.
- Thứ hai, có tính sáng tạo. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì điều kiện về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp đưa ra yêu cầu: không thể được tạo ra một cách dễ dàng. Việc đánh giá, thẩm định về yêu cầu kiểu dáng công nghiệp không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng sẽ được căn nhắc trên các yếu tố cụ thể của từng vụ việc.
- Thứ ba, phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu như: (i) phải thể hiện ở hình dạng được tồn tại ổn định (trừ các trường hợp hình dạng thay đổi theo tính chất nguyên vật liệu); (ii) kiểu dáng sản phẩm phải có thể là mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm có kiểu sáng tương tự theo phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp mà không yêu cầu những kỹ năng, kỹ xảo...
Ngoài các điều kiện được đặt ra để một hình dạng bên ngoài của sản phẩm có thể được bảo hộ là KDCN, cỏ một số đối tượng luôn không được bảo hộ với danh nghĩa này (mà không cần phải xem xét về các điều kiện nói trên).
Theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN bao gồm:
(i) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kĩ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
(ii) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
(iii) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kĩ thuật của sản phẩm bắt buộc phải cỏ nếu được bảo hộ KDCN sẽ dẫn tới hậu quả hạn chế sáng tạo (thay vì mục đích khuyến khích sáng tạo của pháp luật về bảo hộ KDCN). Bởi những hình dáng này là kết quả tất yếu và bắt buộc đối với bất kì sản phẩm nào có đặc tính kĩ thuật tương tự. Hình dáng bên ngoài của các đối tượng này, về cơ bản không phải là kiểu dáng của đối tượng đó và cũng không đáp ứng yêu cầu về tỉnh sản xuất công nghiệp. Do đó, hình dáng của các chi tiết bên trong của sản phẩm, của bộ phận cấu thành nên sản phẩm nhưng không thể quan sát khi sử dụng sản phẩm mà phải tháo rời các bộ phận mới nhìn thấy thì không thể đảm bảo tính chất “bên ngoài" này. Do đó, các kiểu dáng này, cho dù có đáp ứng được các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp cũng không được bảo hộ là KDCN.
Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).
Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng đó trong vòng 15 năm tính từ ngày nộp đơn. Do đó, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp khách hàng có chiến lược kinh doanh sản phẩm lâu dài và có biện pháp pháp lý cần thiết để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng của đối thủ. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.
Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thì mức phí, lệ phí liên quan đến cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000VNĐ
Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000VNĐ
+ Đối với đơn kiểu dáng công nghiệp có trên 01 phương án của từng sản phẩm từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm: 100.000VNĐ
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000VNĐ
Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phư¬ơng án của từng sản phẩm): 100.000VNĐ
- Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn): 10% lệ phí duy trì/gia hạn
- Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: 50.000VNĐ
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp
- Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 200.000VNĐ
- Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000VNĐ
- Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000VNĐ
Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp
- Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 700.000VNĐ
+ Phí phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (mỗi phân nhóm: 100.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu): 600.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) - trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí: 160.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký): 160.000VNĐ
- Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ): 230.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng): 160.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ): 180.000VNĐ
- Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ): 390.000VNĐ
- Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 300.000VNĐ
- Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 150.000VNĐ
- Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 250.000VNĐ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật sở hữu trí tuệ.
Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về sở hữu công nghiệp
- Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 550.000VNĐ
Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 480.000VNĐ
Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp
- Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000VNĐ
+ Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình: 60.000VNĐ
- Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000VNĐ
Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ
- Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: Đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm cho 5 năm: 700.000VNĐ.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy
định pháp luật về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hãy
liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ
một cách HIỆU QUẢ và
TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của
Công ty Luật Hoàng Anh
là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành
nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các cá nhân, doanh
nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu
cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
MỤC LỤC